Tìm hiểu phụ gia tạo màng trong sản xuất sơn nước, giúp tạo nên lớp sơn bề bỉ ngay ở nhiệt độ thấp. Những lưu ý quan trọng để đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng Chất trợ tạo màng.
1. Tại sao cần sử dụng Chất trợ tạo màng?
Nhựa dạng nhũ tương bao gồm các hạt polymer được nhũ hóa trong nước, bề mặt của chúng được bao bọc bởi chất phân tán, giúp chúng phân bố ổn định và chống lại sự kết tụ. Các hạt polymer có dạng hình cầu với kích thước nhất định, là những polymer mạch dài và không thể trải qua phản ứng kéo dài chuỗi.
2. Quá trình tạo màng của nhựa nhũ tương
Quá trình này bao gồm 3 bước chính:
Để xác định loại nhựa có hạt polymer cứng hay mềm, có thể dựa vào thông số “nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh (Tg)” của nhựa. Nhựa có Tg càng cao thì khả năng tạo màng kết dính càng khó. Mỗi loại nhựa có một nhiệt độ giới hạn mà tại đó, lực mao dẫn sẽ lớn hơn khả năng chống biến dạng của polymer, giúp tạo màng – nhiệt độ này gọi là “nhiệt độ tạo màng tối thiểu (MFFT)”.
MFFT được xác định dựa trên Tg.
=> Đây chính là lý do chúng ta sử dụng Chất trợ tạo màng.
Chất trợ tạo màng sẽ khuếch tán vào các hạt polymer, làm giảm Tg của chúng tạm thời, giúp chất kết dính có thể tạo màng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Sau khi tạo màng, chất trợ tạo màng bay hơi, trả lại độ cứng của chất kết dính, giúp sản phẩm chịu được tải trọng cơ học, mài mòn và các đặc tính cơ lý khác ở nhiệt độ môi trường bình thường.
3.Lưu ý khi sử dụng Chất trợ tạo màng
Đối với các loại nhũ tương có Tg cao, khi cho Chất trợ tạo màng vào cần cho từ từ và khuấy đều hoặc có thể pha loãng với nước để tránh xảy ra phản ứng sốc nhiệt, gây gel hóa nhựa.
Sau khi thêm Chất trợ tạo màng, nên để hỗn hợp trong 24 giờ để đảm bảo tính ổn định.
Các dòng trợ chất T.T.K phân phối:
T.T.K CHEMICALS CORP - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ T.T.K
D17 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
[51 Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình]
Điện thoại: 028 3842 8208 / Fax: 028 3842 8209
Hotline: 0918 428209 / Email: [email protected]